Sunday, 24 May 2015

Chọn đúng giấy nhám trong gia công gỗ

Image result for wood sandingBước đầu tiên của gia công gỗ là chà nhám. Cho dù chà nhám bằng máy hay bằng tay thì vẫn phải chọn đúng loại giấy nhám và độ “nhám” (grit) của giấy nhám. Sử dụng sai giấy nhám có thể gây ra hư hỏng không thể khắc phục được

Chọn đúng độ “nhám” (grit)
Giấy nhám được phân loại dựa theo số hạt mài/nhám trên 1 inch vuông (6.45 cm2) của giấy nhám. Số grit càng nhỏ, giấy càng nhám/thô
Giấy nhám thường được chia thành nhám thô (40-60 grit), nhám vừa (80-120 grit), nhám mịn (150-180 grit), rất mịn (220-240 grit), cực mịn (280-320 git) và siêu mịn (360 và hơn). Chà nhám với giấy nhám mịn hơn giúp làm mất đi những vết xước do lần chà nhám trước gây ra, và làm cho bề mặt phẳng, láng mịn
Có thể sẽ có câu hỏi hỏi “Tại sao không dùng chỉ loại nhám siêu mịn cho tất cả các bước ?”. Tất nhiên là có thể, nhưng giấy nhám thô sẽ mài bề mặt cần chà nhám nhanh hơn, và sau đó dùng giấy nhám mịn sẽ giúp việc chàn nhám dễ và nhanh hơn. Hầu hết những người có kinh nghiệm gia công gỗ sẽ nói với người mới rằng, thực hiện công đoạn chà nhám càng nhanh càng tốt

Phân loại giấy nhám
Có 2 loại giấy nhám chính: loại thủ công (commercial) và loại công nghiệp (indsutrial). Có vài sự khác nhau giữa 2 loại, cụ thể là vật liệu làm hạt mài, vật liệu làm giấy mài, và keo sử dụng dán hạt mài lên giấy mài. Loại giấy nhám công nghiệp sử dụng cả 3 vật liệu trên với chất lượng cao hơn
Ngoài ra, có thể thấy giấy nhám được phân thành “open-coat” hoặc “closed-coat”. Sự khác biệt là giấy nhám closed-coat có các hạt mài phân bố gần nhau hơn, còn open-coat thì khoảng cách giữa các hạt mài lớn hơn. Giấy nhám open-coat tốt hơn cho gia công gỗ,  do nó ít bị dính/bít (clog) giấy nhám hơn khi làm việc với gỗ mềm có chứa nhiều nhựa

Phân loại vật liệu hạt mài
Có 5 loại giấy chà nhám chính (phân theo vật liệu hạt mài), nhưng không phải tất cả đều dùng được để chà nhám gỗ
Giấy nhám thủy tinh (glasspaper):  còn được biết dưới tên giấy nhám lửa (flint), thường rất nhẹ, có màu vàng nhạt. Glasspaper rất dễ bị rã/mủn ra, ít sử dụng trong gia công gỗ
Giấy nhám garnet: thường có màu đỏ nâu, dùng phổ biến trong gia công gỗ. Nó không chà nhám nhanh (hiệu quả) như các loại giấy nhám khác, nhưng cho bề mặt đẹp hơn. Giấy nhám garnet là lựa chọn tuyệt vời để chà nhám gỗ
Giấy nhám oxit nhôm (aluminum oxide): là 1 loại giấy nhám phổ biến khác trong gia công gỗ, các máy chà nhám thường dùng loại giấy này nhất. Giấy nhám oxit nhôm bền hơn giấy nhám garnet, nhưng không để lại bề mặt đẹp bằng
Giấy nhám silicon carbide: thường có màu xám đậm thậm chí là đen. Loại này thường dùng trong gia công kim loại hoặc chà nhám “ướt”, sử dụng nước như chất bôi trơn. Loại giấy này không thường dùng trong gia công gỗ
Giấy nhám sứ (ceramic paper): sử dụng loại vật liệu mài bền nhất, và có thể mài nhanh chóng bề mặt cần mài. Giấy nhám sứ thường được dùng cho máy chà nhám băng/cuộn, nhưng đôi khi cũng cho chà nhám bằng tay. Giấy nhám sứ thường để lại 1 bề mặt thô ráp, vì vậy nên thận trọng khi dùng giấy nhám sứ, nhất là với plywood và veneer, khi mà nó có thể nhanh chóng chà nhám mất lớp phía trên phá hủy xuống phía dưới

Mẹo để chà nhám tốt nhất
Trong chà nhám gỗ, thường mọi người thích chà nhám  với giấy nhám thô aluminum oxide trước, sau đó là chà nhám với giấy nhám mịn garnet để có một bề mặt láng, đẹp cho những bước staining, sơn tiếp sau

Sưu tầm

1 comment: